Khóa học Đào tạo Lập trình PLC MITSUBISHI Q cơ bản và nâng cao

Tại các trường đại học, gần như 70% đào tạo về lập trình PLC Siemens nhưng trong các nhà máy và dây chuyền hiện đại lại sử dụng PLC của hãng Mitsubishi là chủ yếu. Vậy bạn đã biết gì về PLC Mitsubishi? Bạn đã chuẩn bị gì cho công việc của mình? Để đáp ứng cho công việc cũng như nâng cao tay nghề ngành tự động hóa, chúng tôi giới thiệu đến bạn khóa học Lập trình PLC MITSUBISHI Q cơ bản và nâng cao tại PLC Topone qua bài viết đầy đủ dưới đây.

Mục đích khóa học PLC MITSUBISHI Q

– Hiểu và nắm rõ vị trí và ứng dụng của PLC Q trong hệ thống mạng truyền thông công nghiệp và trong các nhà máy dây chuyền sản xuất tự động hóa.

– Hiểu và sử dụng các module của PLC Q linh hoạt => từ đó ứng dụng cho việc tính chọn giải pháp phù hợp vào dự án có sử dụng PLC Q.

– Có thể độc lập đọc + hiểu + lập trình với PLC Q trong các hệ thống dây chuyền từ  đơn giản đến phức tạp.

– Hiểu và sử dụng thành thạo phần mềm GX Developer, GX Work 2 dành cho PLC của MITSUBISHI.

– Hiểu rõ các phương pháp chẩn đoán lỗi các hệ thống có sử dụng PLC FX3U trong nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghiệp.

– Học viên có thể chủ động tính toán, tính chọn, thiết kế và lập trình cho hệ thống tự động hóa, máy móc sử dụng PLC Q.

Lợi ích học viên nhận được sau khóa học

– Học viên hiểu và có đủ khả năng để sử dụng và lựa chọn các cơ cấu chấp hành trong hệ thống điều khiển PLC

– Học viên đạt được một trình độ đủ để tiếp nhận các công việc về thiết kế máy tự động, tính toán chọn bộ điều khiển PLC, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa.

– Cơ hội thăng tiến và thay đổi công việc tốt hơn sau khi hoàn thành khóa học

– Kết nối hỗ trợ kỹ thuật cùng học viên sau khóa học

Hoàn thiện kỹ năng cùng như tay nghề phục vụ cho công việc

Đối tượng nên tham gia khóa đào tạo PLC MITSUBISHI Q

– Các kỹ sư, kỹ thuật viên, người quản lý kỹ thuật liên quan tới thiết bị điều khiển tự động hóa trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, mục đích để quản lý, sửa chữa và chẩn đoán sự cố máy móc, dây chuyền trong các hoạt động bảo dưỡng, bảo trì.

– Kỹ sư, kỹ thuật viên hiện đang làm việc tại các công ty dự án muốn tiết kiệm thời gian nghiên cứu về  PLC phục vụ cho dự án bất kỳ.

– Sinh viên các trường ĐH, CĐ về kỹ thuật liên quan tới Điện, Tự Động Hóa, …

Những ai đang quan tâm đến khóa học này đều có thể đăng ký

Nội dung chi tiết khóa học Đào tạo Lập trình PLC MITSUBISHI Q cơ bản và nâng cao

Bài 1. CẤU TRÚC PHẦN CỨNG VÀ ĐẤU NỐI INPUT/OUTPUT CHO QPLC

  • Tìm hiểu cấu trúc phần cứng của PLC dòng
  • Phân loại QCPU
  • Thực hành nhận biết, tháo lắp các module QPLC
  • Thiết kế hệ thống PLC
  • Tính toán vị trí modul và địa chỉ vào ra
  • Kết nối PLC với máy tính

 Bài 2. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM GXWORK 2

  • Quy trình xây dựng hệ thống PLC
  • Tạo dự án, Viết chương trình cơ bản, biên tập chương trình, Download, Upload, tạo ghi chú, lưu dự án.
  • Sử dụng chế độ giám sát, viết chương trình
  • Chẩn đoán lỗi và gỡ lỗi
  • Sử dụng chế độ mô phỏng

 Bài 3. CÀI ĐẶT THAM SỐ BỘ NHỚ VÀ THANH GHI.

  • Hệ cơ số Nhị phân (BIN) Thập phân (DEC), Thập Lục Phân (HEX).
  • Bit, Byte, Word, Double Work
  • Bộ nhớ dùng cho modul PLC, Bộ nhớ chương trình, Ram, Rom
  • Cài đặt dữ liệu: relay, Data
  • Cài đặt dữ liệu: Time, Bộ nhớ đặc biệt

 Bài 4. PLC Q LỆNH CƠ BẢN 

  • Lệch cơ bản sử dụng Bit: LD, AND, OR, NOT, OUT, SET, RESET , PLS, PLF, TIMER, COUNTER
  • Lệch cơ bản sử dụng Thanh Ghi: MOV, FMOV, BMOV, So Sánh, Toán Học.
  • Lệch cơ bản sử dụng Thanh Ghi: INC,

 Bài 5. ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ

  • Phân Tích bài toán điều khiển tuần tự
  • Xây dựng lưu đồ thuật toán
  • Lệnh DECO và ứng dụng trong điều khiển tuần tự
  • Thực hành Lập trình chương trình ứng dụng điều khiển theo tuần tự cho mô hình
  • Thực hành Lập trình ứng dụng sử dụng mô hình.

 Bài 6. THIẾT KẾ GIAO DIỆN HMI.

  • Hướng dẫn cài đặt phần mềm GT DESIGNER 3
  • Giới thiệu HMI Mitsubishi, kết nối phần cứng HMI với PLC
  • Tạo 1 dự án trên phần mềm GT DESIGNER 3
  • Hướng dẫn lập trình tạo nút ấn, công tắc, bóng đèn, màn hình chuyển trang
  • Hướng dẫn lập trình nhập liệu số, hiển thị số trên HMI….

 Bài 7. CÀI ĐẶT VÀ ĐẤU NỐI BIẾN TẦN

  • Đấu nối mạch công suất, mạch điều khiển cho biến tần.
  • Thực hành cài đặt các tham số: tần số min – max, thời gian tăng tốc – giảm tốc, cài đặt đa chức năng đầu vào – đầu ra, cài đặt tham chiếu lệnh chạy – tần số, cài đặt cấp tốc độ, tham số động cơ,…
  • Vận hành biến tần: sử dụng nút nhấn trên mặt biến tần, chạy cấp tốc độ sử dụng các tín hiệu terminal.
  • Viết chương trình PLC và HMI thực hiện điều khiển biến tần chạy nhiều cấp tốc

 Bài 8. TÍN HIỆU VÀO – RA TƯƠNG TỰ

  • Thực hành đấu nối tín hiệu tương tự đầu vào, đầu
  • Sử dụng các lệnh chuyển đổi
  • Đọc tín hiệu tương tự, viết hàm hiệu chuẩn và chuyển đổi

+ Thực hành:

  • Dùng tín hiệu tương tự đầu vào để quy đổi ra khối lượng (sử dụng cảm biến loadcell)
  • Dùng tín hiệu tương tự đầu ra điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.
  • Thực hành viết chương trình PLC và HMI điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.

 Bài 9. GIỚI THIỆU VỀ SERVO, ĐẤU NỐI PHẦN CỨNG VÀ CÀI ĐẶT PARAMETER

  • Giới thiệu cấu trúc phần cứng của hệ servo điều khiển bằng QPLC
  • Đấu nối phần cứng đối với module QD75MH4 và MRJ3-B.
  • Cài đặt parameter
  • Tìn hiểu các Buffer Memory của module QD75

 Bài 10. LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MODULE QD75D4 VÀ QD75MH4

  • Lệnh chạy JOG
  • Các phương pháp về gốc
  • Thiết lập chương trình quản lý module QD75

 Bài 11. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẠY VỊ TRÍ CHO MODULE QD75

  • Phương pháp chạy điểm tuyệt đối
  • Phương pháp chạy điểm tương đối
  • Cài đặt parameter cho chạy vị trí (position)
  • Chương trình chạy vị trí

Bài 12. SỬ DỤNG Mcode ĐỂ CHẠY NỘI SUY 2 TRỤC VỚI MODULE QD75MH4

  • Phương pháp chạy điểm tuyệt đối
  • Cấu trục chương trình Mcode
  • Chạy bài toán cung tròn, đường thẳng

 Bài 13. MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP (cclink)

  • tìm hiểu chung về mạng truyền thông
  • cấu hình PLC với module truyền thông
  • truyền thông cclink với biến tần Mitsubisshi FR-E720
  • Làm bài toán thực tế.