PLC S7 – 1200 là một dòng PLC mới của hãng SIEMENS, ra đời năm 2009 nhằm thay thế S7-200. Với tính năng nổi bật là đơn giản nhưng có độ chính xác cao. Nó được giới tự động hóa đánh giá cao và yêu thích bởi vì S7-1200 đã khắc phục những nhược điểm của S7-200 một cách hoàn hảo. Khóa học Đào tạo Lập trình PLC SIEMENS S7-1200 Cơ bản và nâng cao đang trở nên hấp dẫn đối với sinh viên cũng như các kỹ sư trong nhà máy hiện nay.
Lợi ích khi tham gia khóa học Lập trình PLC SIEMENS S7-1200
– Học viên sử dụng thành thạo phần mềm lập trình PLC, HMI.
– Hiểu và sử dụng được các lệnh Logic, Timer, Real time clock, Counter, High speed counter, lệnh toán học, lệnh chương trình con, chương trình ngắt, đọc xuất tín hiệu tương tự. Điều khiển cấp và vô cấp biến tần, điều khiển tốc độ – vị trí động cơ Servo, thiết kế giao diện màn hình HMI
– Biết download, upload chương trình PLC, HMI.
– Rèn kỹ năng đọc code, phân tích tìm lỗi và sửa chữa chương trình.
– Tự tin viết chương trình chạy cho các hệ thống dây chuyền sản xuất.
– Có kỹ năng tìm, đọc tài liệu tiếng anh thiết bị tự động hóa.
Những đối tượng nên tham dự khóa học này
– Sinh viên chuyên ngành Điện, Tự động hóa, Hệ Thống Điện.
– Kỹ sư vận hành tại các nhà máy.
– Kỹ sư thiết kế hệ thống tự động hoá.
Nội dung Khóa học Đào tạo Lập trình PLC SIEMENS S7-1200 Cơ bản và nâng cao
Phần 1: Cơ bản
Nội dung 1: Tín hiệu vào – ra số cơ bản
Giới thiệu thiết bị thực hành tại trung tâm.
Hiểu về kiểu dữ liệu: Bit, Byte, Word, Dword.
Phân tích và sử dụng các vùng nhớ thường dùng: I,Q,M.
Lập trình với chương trình Organization Block: Program cycle, Startup, Cyclic interrupt.
Lập trình với ngôn ngữ LAD: Các lệnh Normal open, Normal close, Positive, Negative, P_trig, N Trig, Set, Reset.
Thực hành:
Đấu nối tín hiệu đầu vào số: nút nhấn, cảm biến tiệm cận (dạng quang, dạng từ).
Đấu nối tín hiệu đầu ra số: điều khiển rơ le trung gian, đèn báo, contactor.
Viết chương trình điều khiển bật/tắt đèn, động cơ: Lập trình với OB1.
Download, upload chương trình.
Nội dung 2: Timer, Real time clock, Counter, High speed counter
Kiểu dữ liệu TIME, DOT(day of time), TOD(time of day).
Cách sử dụng hàm FBD (Function block).
Nguyên lý làm việc và cách sử dụng timer: TP, TON, TOF, TONR.
Đọc và ghi thời gian thực: Read time-of-day, Set time-of-day.
Sử dụng các lệnh so sánh về thời gian.
Thực hành:
Phân tích bài toán điều khiển luân phiên hai động cơ sử dụng Timer.
Thực hành bài toán điều khiển luân phiên hai động cơ sử dụng hàm FB.
Thảo luận về ứng dụng Real-time clock: Đặt thời gian làm việc của động cơ trong ngày.
Sử dụng bộ đếm counter: CTU, CTD, CTUD.
Sử dụng các lệnh so sánh: CMP ==, <>, >=, <=, >, <.
Giới thiệu về cảm biến Encoder.
Cấu hình bộ đếm tốc độ cao (HSC).
Các lệnh toán học: Add, Sub, Mul, Div,Calculate.
Thực hành:
Lập trình bài toán tính tốc độ: sử dụng hàm FC.
Lập trình bài toán tính quãng đường: sử dụng hàm FC.
Nội dung 3: Lập trình màn hình cảm ứng KTP400
Xây dựng dự án gồm: nhiều trang màn hình, đèn báo, nút nhấn, giá trị nhập – xuất.
Chạy mô phỏng giao diện HMI kết nối với S7-1200 (PLC SIM).
Chạy thực giao diện HMI kết nối với PLC S7-1200.
Nội dung 4: Cài đặt và đấu nối biến tần
Đấu nối mạch công suất, mạch điều khiển cho biến tần.
Thực hành cài đặt các tham số: tần số min – max, thời gian tăng tốc – giảm tốc, cài đặt đa chức năng đầu vào – đầu ra, cài đặt tham chiếu lệnh chạy – tần số, cài đặt cấp tốc độ, tham số động cơ…
Vận hành biến tần: sử dụng nút nhấn trên mặt biến tần, chạy cấp tốc độ sử dụng các tín hiệu terminal.
Viết chương trình PLC và HMI thực hiện điều khiển biến tần chạy nhiều cấp tốc độ.
Nội dung 5: Tín hiệu vào – ra tương tự
Thực hành đấu nối tín hiệu tương tự đầu vào, đầu ra.
Sử dụng các lệnh chuyển đổi.
Đọc tín hiệu tương tự, viết hàm hiệu chuẩn và chuyển đổi.
Thực hành:
Dùng tín hiệu tương tự đầu vào để quy đổi ra khối lượng (sử dụng cảm biến loadcell).
Dùng tín hiệu tương tự đầu ra điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.
Thực hành viết chương trình PLC và HMI điều khiển biến tần chạy trơn vô cấp.
Phần 2: Nâng cao
Nội dung 1: Điều khiển vị trí sử dụng động cơ Servo
Thực hành đấu nối: PLC với bộ drive MR (hãng mitsu).
Cấu hình chế độ phát xung trên phần mềm TIA.
Sử dụng các khối lệnh: MC_Power, MC_Reset,MC_Home, MC_MoveAbsolute.
Thực hành và thảo luận về bài toán: chạy theo một quỹ đạo đặt trước.
Nội dung 2: Truyền thông Modbus-RTU
Tổng quan về giao thức Modbus-RTU: Cơ chế hỏi – đáp, chủ – tớ, đặt địa chỉ, cấu trúc của khung truyền, mã hàm đọc – ghi.
Đấu nối truyền thông Modbus-RTU giữa mô đun Rs422/485 với thiết bị bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần.
Cài đặt các tham số truyền thông Modbus-RTU trên bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần.
Sử dụng thư viện truyền thông Modbus-RTU trong PLC: MB_COMM_LOAD, MB_MASTER.
Thực hành bài toán giao tiếp giữa PLC S7-1200 với thiết bị bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần sử dụng giao thức Modbus-RTU.
Chẩn đoán lỗi truyền thông: phát hiện và xác định trạm mất kết nối.
Nội dung 3: Truyền thông Profinet
Cấu hình mạng Profinet trên phần mềm TIA.
Thực hành mạng Profinet giao tiếp 3 CPU S7-1200.
Trao đổi dữ liệu giữa các trạm.
Chẩn đoán lỗi truyền thông: phát hiện và xác định trạm mất kết nối.
Nội dung 4: Bộ điều khiển PID trong PLC S7-1200
Nguyên lý điều khiển vòng kín PID.
Phân tích các tham số của bộ điều khiển: PID_Compact.
Thực hành và thảo luận bài toán điều khiển ổn định tốc độ động cơ sử dụng bộ PID_Compact.
Phần 3: Tổng kết
Thực hành chữa bài tập các chương trình học viên đã viết và kiểm tra kết thúc khóa học.

Ưu đãi học phí khi đăng ký khóa học
– Giảm 5% khi học viên đến đăng ký và nộp học phí trước 03 ngày khai giảng.
– Giảm 10% cho sinh viên ( xuất trình thẻ sinh viên).
– Giảm 15% cho nhóm sinh viên từ 3 người trở lên.
Học viên đăng ký khóa học vui lòng liên hệ email: plctopone@gmail.com. Hoặc liên hệ qua hotline: 0973 845 405 hoặc 0967 255 696 để được tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất.