Khóa học Đào tạo Lập trình giao diện HMI

Màn hình cảm ứng HMI được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Nó cho phép điều khiển, giám sát hoạt động của máy móc, tăng khả năng vận hành, linh hoạt trong điều khiển máy. Tham gia khóa học đào tạo lập trình giao diện HMI tại PLC Topone giúp học viên thành thạo các kỹ năng: Hiểu được HMI là gì? , chức năng, ưu điểm của từng loại HMI, cách liên kết HMI với PLC. Thiết kế giao diện điều khiển trên HMI.

Mục tiêu khi tham gia khóa học đào tạo lập trình giao diện HMI 

Sau khi học kết thúc khóa học, học viên có khả năng:

Về kiến thức:

+ Hiểu được HMI là gì, chức năng, ưu điểm của từng loại HMI;

+ Hiểu được chức năng của các thanh công cụ trong HMI;

+ Kiến thức cơ bản để vẽ HMI, các lưu ý khi sử dụng;

+ Cách liên kết HMI với PLC;

+ Thiết bị, dụng cụ để lập trình màn hình HMI;

Học viên có thể hiểu được các kiến thức về HMI

Về kỹ năng:

+ Vẽ giao diện điều khiển trên HMI;

+ Hiển thị trạng thái hoạt động;

+ Dùng HMI đưa lệnh điều khiển sang PLC và các thiết bị khác.

Biết được các kỹ năng quan trọng thông qua thực hành

Những ai nên tham gia khóa học đào tạo lập trình HMI

– Kỹ sư Điện – Tự động hóa làm việc tại các nhà máy

– Đội ngũ quản lý máy móc, dây chuyền sản xuất của các nhà máy

– Kỹ sư thiết kế hệ thống điện tự động hóa

– Công nhân, kỹ thuật có tham gian vận hành máy móc, dây chuyền

– Người đang làm việc trong lĩnh vực chế tạo, nâng cấp cải tiến, sửa chữa máy móc tự động

– Sinh viên các ngành Điện – Tự động hóa – Hệ thống điện – Cơ điện tử…

– Doanh nghiệp muốn có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề.

Các đối tượng liên quan đến ngành tự động hóa nên tham gia khóa học này

Nội dung khóa học đào tạo lập trình giao diện HMI 

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HMI

1.1 Với mỗi loại HMI thì sẽ có phần mềm lập trình tương ứng.

1.2 Hướng dẫn sử dụng phần mềm, download-upload chương trình

1.3 Chuẩn giao tiếp phần cứng giữa PLC và HMI: RJ45, Rs422-485, Rs232,…

1.4 Tài liệu tham khảo

PHẦN 2: CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG HMI

2.1 Điều khiển và giám sát với kiểu dữ liệu Bit

2.2 Điều khiển và giám sát với kiểu dữ liệu Thanh ghi (16bit, 32bit,…)

2.3 Hiển thị dữ liệu trong HMI 

PHẦN 3: MÀN HÌNH SCREENS

3.1 Các hàm chuyển màn hình bằng phím nhấn

3.2 Các hàm chuyển màn hình từ PLC

3.3 Hiển thị đồ họa các ảnh bitmap lên màn hình

3.4 Vẽ đồ thị

CẢNH BÁO VÀ SỰ KIỆN

4.1 Cảnh báo và lưu các cảnh báo vào bộ nhớ màn hình

4.2 Xác nhận có cảnh báo ACK

4.3 Tổ chức và lưu lại các sự kiện

4.4 Xem các cảnh báo và sự kiện trên màn hình

4.5 Các hàm xử lý cảnh báo và sự kiện

CÔNG THỨC (RECIPES)

5.1 Tạo công thức

5.2 Lưu công thức

5.3 Các hàm xử lý công thức

CÁC HÀM HỆ THỐNG (PLC JOBS)

6.1 Chuyển màn hình từ PLC

6.2 Khai báo các vùng trao đổi Data giữa PLC và màn hình

6.3 Giao tiếp màn hình với máy in nối tiếp

PHẦN 4: LẬP PROJECT VÀ THỰC THI PROJECT

1. Lập Project

2. Thực hiện Project

3. Kết thúc Project

4. Thực hiện Project

5. Hoàn thiện Project, Cấp chứng chỉ cho học viên

Thiết bị thực hành lập trình giao diện HMI

Ưu đãi học phí khi đăng ký khóa học

– Giảm 5% khi học viên đến đăng ký và nộp học phí trước 03 ngày khai giảng.

– Giảm 10% cho sinh viên ( xuất trình thẻ sinh viên).

Học viên đăng ký khóa học vui lòng liên hệ email: plctopone@gmail.com. Hoặc liên hệ qua hotline: 0973 845 405 hoặc 0967 255 696 để được tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất.